Thứ Năm, 31 tháng 1, 2013

1 Cách đóng gói hàng chuyển phát nhanh

1. Cách đóng gói đối với hàng điện tử: Máy tính xách tay, máy in, điện thoại, màn hình … Sử dụng chất liệu đệm là Mút, xốp, Bọt Mềm …
Bọt mềm là những tấm lót đặc biệt như polyetylen (PE), polyuretan (PU), và polypropylen (PP) có những đặc tính đệm có nhiều tác động.


Những miếng bọt này bảo vệ các mặt hàng dễ vỡ khỏi va chạm và ảnh hưởng trong các điều kiện xử lý gói hàng bình thường và duy trì mức độ bảo vệ này trong toàn bộ quá trình phân phối.

Những bọt này được thiết kế đặc biệt và được sản xuất trước phù hợp với các kích thước và trọng lượng của sản phẩm.

2. Cách đóng gói đối với các hàng là chất liệu thuỷ tinh, dễ vỡ như nước hoa, bóng đèn, gốm sứ, tượng …. chất liệu là tấm bọt khí cuộn kín sản phẩm. Các bọt khí này có chức năng đàn hồi chống va đập.

Giấy gói Bubble ô lớn là vật liệu gói được làm từ các bóng khí cao 1/2 inch (1,27 cm) giữa hai tấm nilon khi chúng được gắn vào nhau. Quá trình gắn này cho phép nilon xốp tạo đệm để tránh va chạm.

Giấy gói bubble ô lớn có khả năng đệm, và có thể được gói ngoài hầu hết các sản phẩm, không kể hình dạng hoặc kích thước.

Khi sử dụng giấy gói bubble ô lớn, dùng vài lớp để đảm bảo toàn bộ sản phẩm được đệm, và đặc biệt chú ý đến việc bảo vệ các góc và cạnh. Khi gói nhiều hàng hoá, bọc riêng từng mặt hàng. Những mặt hàng dễ vỡ cần phải đặt cách nhau và cách các góc, các cạnh, mặt trên và mặt dưới thùng.

Mỗi mặt hàng cần được bọc bằng tấm bọt có kích thước ít nhất là hai inch (5,08 cm) và đặt cách vách thùng hai inch (5,08 cm). Điều này sẽ giúp cho các sản phẩm không bị hư hỏng do va chạm vào nhau và bảo vệ sản phẩm không bị rung do lực truyền vào từ ngoài thùng. Sử dụng đủ tấm bọt để bảo đảm không di chuyển mặt hàng bên trong thùng khi lắc thùng.

3. Cách đóng gói đối với chai lọ chứa chất lỏng: Các bình, chai lọ chứa chất lỏng phải được bịt kín không cho chất lỏng chảy ra ngoài dù bị dốc ngược. Nếu nhiều chai lọ để trong một thùng phải được ngăn cách bởi vách ngăn hoặc dùng các vật liệu có độ đàn hồi chèn kín giữa các khoản trống để không cho xê dịch sản phẩm. Các vật liệu chèn như: tấm bọt khí, mút, xốp, hạt nở …

4. Cách đóng gói đối với các vật phẩm cuộn tròn như tranh vẽ, bản đồ …: Được cuộn tròn và cho vào ống nước bằng nhựa hoặc bọc bởi giấy có độ dai rồi cho vào hộp giấy.


5. Cách đóng gói đối với các vật còn lại: Chọn hộp chứa hàng vận chuyển đúng kích thước hàng hoá của bạn hoặc dùng vật liệu gói hàng bên trong phù hợp để giữ cho các mặt hàng không di chuyển bên trong gói hàng. Dùng các vật liệu không bị xẹp do trọng lượng của các mặt hàng nặng. Ví dụ: giấy gói hàng loại dày được lót chặt có thể dùng để lấp những khoảng trống trong hộp chứa hàng vận chuyển.

0 Cách đóng hộp và đặt nhãn chuyển phát nhanh

Hộp Kép
Đóng hộp kép hoặc đóng nhiều hộp là một phương pháp hiệu quả để bảo vệ các mặt hàng dễ vỡ ở những nơi mà việc đóng gói không phù hợp để vận chuyển qua các hãng vận tải như UPS sử dụng hệ thống phân phối thủ công và tự động.



Đảm bảo gói hàng ban đầu ở tình trạng tốt và nguyên vẹn. Nên thay thế hoặc sửa chữa các miếng bọt bị nứt hoặc gãy. Đảm bảo rằng mặt hàng không thể di chuyển trong gói hàng ban đầu.

Chọn một hộp chứa hàng vận chuyển mới có độ bền được khuyến nghị lớn hơn ít nhất 6 inch (15,24 cm) so với kích thước của thùng ban đầu. Lót xuống đáy của hộp chứa hàng vận chuyển mới bằng hai hoặc ba inch (5,08 cm đến 7,62 cm) vật liệu ép lỏng (đối với hàng hoá có khối lượng lên đến 10 lbs/ 4,54 kg), giấy gói bubble (đối với hàng hoá có khối lượng lên đến 50 lbs/22,68kg), bọt phủ, tấm phủ polyetylen hoặc các vật liệu lót khác.

Đặt thùng của nhà sản xuất ban đầu ở trên vật liệu lót và ở giữa hộp chứa hàng vận chuyển và đặt tấm lót xung quanh năm cạnh còn lại. Dán kín các nắp hộp bằng vật liệu và phương pháp được khuyên dùng.

Cách Đóng hộp

Dán kín nắp hộp chứa hàng vận chuyển bằng sáu dải băng giấy gói hàng kích hoạt. Sử dụng băng dính loại 60ls rộng ít nhất ba inch (72mm) với băng dính nhựa. Với hộp chứa hàng có rãnh đều (RSC) trong đó các nắp giao nhau ở giữa, dán ba dải băng dính từ mặt trên đến mặt đáy của thùng, như vậy đường nối phần giữa và hai cạnh sẽ được gắn lại. Với hộp chứa hàng gấp nếp trong đó các nắp chồng lên nhau (FOL), dán ba dải băng dính từ mặt trên đến mặt đáy của thùng, như vậy đường ba cạnh sẽ được gắn lại. Không dùng băng phủ, băng giấy bóng kính (văn phòng), băng dạng ống, dây hoặc giấy bọc ngoài.

Cách đặt nhãn vận chuyển

Dán nhãn vận chuyển vào đỉnh của gói hàng. Để tránh nhầm lẫn, đảm bảo chỉ ghi một địa chỉ trên gói hàng. Nếu bạn sử dụng phiếu giao hàng, dán phiếu lên cùng bề mặt như nhãn địa chỉ.

Không dán nhãn lên đường nối hoặc chỗ đóng hộp hoặc trên phần đầu băng dính.

Loại bỏ nhãn hoặc vết đánh dấu cũ trên thùng đã sử dụng.

Dán nhãn tương tự hoặc mẫu nhận dạng khác vào trong gói hàng của bạn.

Nhãn hàng đi trong nước phải có các thông tin sau: Tên người nhận, địa chỉ rõ ràng (số nhà, tên đường, tổ, ấp, phường, xã, quận, huyện, thành phố, tỉnh), điện thoại người nhận.

Đối với lô hàng quốc tế, cũng cần cung cấp tên liên lạc, số điện thoại và mã bưu điện.

1 Dùng mạng xã hội để quảng bá thương hiệu chuyển phát nhanh

Để tăng cường trải nghiệm cho khách hàng và quảng bá thương hiệu một cách hiệu quả, các hãng chuyển phát cần tích cực đưa công nghệ di động vào hoạt động chuyển phát và tìm cách xây dựng sự hiện diện của mình trên mạng xã hội.


Điện toán di động giúp liên lạc với khách hàng hiệu quả hơn

Các hãng cung cấp dịch vụ chuyển phát tận nhà đang coi trải nghiệm khách hàng là lĩnh vực cạnh tranh tiếp theo, trong đó việc thông tin liên lạc với khách hàng vẫn đặt ra nhiều thách thức lớn mà các nhà khai thác phải đối mặt. Mạng Internet và thiết bị di động chính là những công cụ hiệu quả để giải quyết vấn đề này.

Trong những năm gần đây, điện toán di động đã đem lại nhiều cải tiến cho ngành chuyển phát từ việc theo dõi bưu kiện, chứng nhận giao hàng cho tới công cụ để liên lạc trực tiếp với khách hàng qua email hoặc tin nhắn SMS. Hơn nữa, nhiều hãng chuyển phát còn phát triển ứng dụng riêng cho điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng để liên lạc trực tiếp với khách hàng. Những ứng dụng kiểu này sẽ cho phép việc liên lạc với khách hàng được duy trì liên tục trong suốt quá trình chuyển phát. Nhờ đó, tỷ lệ chuyển phát thành công từ lần đầu tiên đã tăng lên và khách hàng có thể cập nhật trạng thái của bưu phẩm theo thời gian thực thông qua tin nhắn hoặc trao đổi trực tiếp với trung tâm hỗ trợ qua công cụ chat (trò chuyện) trên web.

Ngoài việc giúp quá trình chuyển phát diễn ra thông suốt và nhanh chóng, hệ thống liên lạc tiên tiến còn giúp giảm bớt phản ứng xấu từ phía khách hàng trong trường hợp dịch vụ gặp sự cố. Nếu được thông báo trước về tình trạng bưu kiện, đa số khách hàng sẽ dễ dàng chấp nhận hơn nếu quá trình chuyển phát bị chậm trễ hoặc gặp sự cố. Ngược lại, việc thông tin không kịp thời sẽ khiến khách hàng cảm thấy sốt ruột, bực bội và gây ra ấn tượng xấu với nhà cung cấp dịch vụ.

Dùng mạng xã hội để quảng bá thương hiệu

Theo ông Paul Ridden – Giám đốc quản lý của Skillweb, một công ty chuyên cung cấp giải pháp di động và theo dõi bưu kiện tại Anh, Internet là một con dao hai lưỡi đối với ngành chuyển phát tận nhà. Một mặt, mạng Internet tạo điều kiện cho thương mại điện tử phát triển, từ đó tăng khối lượng hàng chuyển phát; mặt khác Internet lại là công cụ để những khách hàng không hài lòng bày tỏ lời kêu ca phàn nàn về chất lượng dịch vụ kém. Với số lượng người dùng mạng xã hội (Facebook hoặc Twitter) liên tục tăng lên, phương tiện truyền thông xã hội ngày càng có tầm ảnh hưởng lớn đối với danh tiếng và thương hiệu của một hãng chuyển phát.

Nhiều công ty khai thác đã nhận ra tầm quan trọng của truyền thông xã hội và cố gắng tạo dựng sự xuất hiện của mình trên mạng trực tuyến để truyền đi những thông điệp tích cực về thương hiệu và kết nối với khách hàng.

Việc hãng chuyển phát kết nối với khách hàng qua mạng xã hội sẽ khuyến khích khách hàng đăng bài khen ngợi mỗi khi yêu cầu chuyển phát được thực hiện thành công. Điều này sẽ tăng số lượng ý kiến nhận xét tích cực. Để giảm số lượng phản hồi tiêu cực xuất hiện trên mạng Internet, công ty chuyển phát có thể cung cấp kênh phản hồi riêng cho những khách hàng không hài lòng với chất lượng dịch vụ. Tuy nhiên, đây sẽ là những kênh phản hồi đóng (chỉ có người phản hồi và nhà cung cấp truy cập được) và dịch vụ chăm sóc khách hàng phải đảm bảo phản hồi lại theo thời gian thực.

Theo gợi ý của ông Ridden, hãng chuyển phát có thể áp dụng chế độ tự động cập nhật kết quả chuyển phát lên mạng xã hội mỗi khi hàng hóa được đưa tới tay khách hàng thành công. Ngoài ra, mạng xã hội còn giúp thúc đẩy loại hình dịch vụ khách hàng tự hỗ trợ lẫn nhau. Để truyền thông xã hội trở thành công cụ để quảng bá thương hiệu và tăng trải nghiệm khách hàng, các công ty chuyển phát phải coi đây là một kênh liên lạc mới bổ sung vào các quy trình liên lạc sẵn có.

Các kênh liên lạc di động và mạng xã hội chính là công cụ để ngành chuyển phát nâng cao trải nghiệm khách hàng, bảo vệ danh tiếng và thậm chí là tăng doanh thu.

0 Những hàng hóa nguy hiểm cho chuyển phát nhanh

Hàng hóa nguy hiểm cho chuyển phát nhanh là những mặt hàng hoặc những chất bột,chất lỏng… có khả năng gây nguy hại đối với sức khoẻ của con người, an toàn, tài sản hoặc môi trường khi vận chuyển bằng đường hàng không.
 
 
 
 
 
 
 
Vietnam Airlines chỉ đảm bảo cung cấp các nhãn phục vụ đáp ứng yêu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không, các nhãn hàng hóa nguy hiểm thuộc trách nhiệm của người gửi hàng.
Tất cả các lô hàng phải được xác nhận chỗ và sẵn sàng cho vận chuyển trước khi chấp nhận.
Để có thông tin chi tiết về việc vận chuyển hàng hóa nguy hiểm, vui lòng tham khảo Quy định vận chuyển hàng nguy hiểm hiện hành của IATA hoặc liên hệ trước tiếp với công ty giao nhận.
Căn cứ vào tính chất đặc chưng của hàng nguy hiểm vận chuyển bằng đường hàng không được phân loại thành 9 hạng và một số hạng được  phân loại cụ thể hơn.
 
Lưu ý quan trọng :
Người gửi hàng phải bảo đảm rằng các hàng hóa đó không bị cấm vận chuyển bằng đường hàng không hoặc chuyển phát nhanh
Người gửi hàng phải tuân thủ đầy đủ Quy Định vận chuyển hàng nguy hiểm hiện hành của IATA. Đồng thời người gửi hàng phải chịu trách nhiệm về nhận dạng và phân loại tất cả hàng hoá nguy hiểm bao gồm việc đóng gói, đánh dấu, dán nhãn và chuẩn bị các tài liệu phù hợp với các quy định nói trên.Tiếng Anh phải được sử dụng để đánh dấu trên bao bì ngoài của kiện hàng nguy hiểm và các kiện hàng nguy hiểm đóng gói chung (overpack).
Nếu các Quốc gia hoặc Hãng chuyển phát nhanh quốc tế liên quan có yêu cầu đánh dấu bằng ngôn ngữ khác phải áp dụng thêm các yêu cầu này.Các nhãn hàng nguy hiểm phải bao gồm cả chữ thể hiện tính chất nguy hiểm bằng tiếng Anh.
Nếu các Quốc gia hoặc công ty chuyển phát nhanh liên quan yêu cầu chữ thể hiện tính chất nguy hiểm trên nhãn hàng hóa nguy hiểm bằng ngôn ngữ khác thì phải áp dụng thêm các yêu cầu này. Chúng tôi chỉ đảm bảo cung cấp các nhãn phục vụ đáp ứng yêu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không, các nhãn hàng hóa nguy hiểm thuộc trách nhiệm của người gửi hàng.
Tất cả các lô hàng phải được xác nhận chỗ và sẵn sàng cho vận chuyển trước khi chấp nhận.Để có thông tin chi tiết về việc vận chuyển hàng hóa nguy hiểm, vui lòng tham khảo Quy định vận chuyển hàng nguy hiểm hiện hành của IATA. Các công ty giao nhận địa phương có thể hỗ trợ bạn.
Danh mục này áp dụng cho chuyên chở bằng hàng không và đường biển, mức độ nguy hại không cao, các bao bì rỗng cũng như những hóa chất bị loại trừ và Giới Hạn Số Lượng.

1 Hàng hóa dưới 1 triệu đồng sẽ được miễn thuế qua chuyển phát nhanh

Mức trị giá hàng hoá nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh được dự kiến miễn thuế (bao gồm thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng) là 1 triệu đồng.

Đây là nội dung nằm trong dự thảo Quyết định về việc quy định định mức hàng hoá nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh được miễn thuế sẽ do Thủ tướng Chính phủ ban hành đang được lấy ý kiến rộng rãi.



Theo đó, trường hợp hàng hoá nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh có trị giá vượt quá định mức được miễn thuế là 1 triệu đồng sẽ phải chịu thuế theo quy định của pháp luật hiện hành.

Bộ Tài chính sẽ căn cứ tình hình thực tế từng giai đoạn cụ thể để điều chỉnh tăng hoặc giảm đến 20% so với định mức quy định nhằm thực hiện mục tiêu cải cách thủ tục hành chính, phù hợp với thông lệ quốc tế; trường hợp biến động vượt 20% thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, điều chỉnh.

Thứ Tư, 30 tháng 1, 2013

0 Tài liệu, chứng từ thương mại chuyển phát nhanh được miễn kiểm tra thực tế,

Các loại tài liệu, chứng từ thương mại khi nhập và xuất khẩu qua dịch vụ chuyển phát nhanh bằng đường hàng không quốc tế sẽ được miễn kiểm tra thực tế, xếp ở luồng hàng hóa dán tem xanh (luồng 1).



Đây là một trong những nội dung của quy định phân luồng hàng hoá nhập khẩu, xuất khẩu và kiểm tra hải quan vừa được Tổng cục Hải quan ban hành và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 22-8 tới.

Quy định mới này xếp các loại tài liệu, chứng từ thương mại vào danh mục của hàng hóa luồng 1, dán tem xanh và được hưởng chế độ miễn kiểm tra thực tế.

Trong trường hợp xét thấy cần thiết thì lãnh đạo chi cục hải quan mới quyết định kiểm tra bằng thiết bị máy soi với xác suất từ 1% đến 5% của cả luồng hàng. Nếu phát hiện vi phạm mới tiến hành kiểm tra toàn bộ lô hàng bằng biện pháp thủ công.

Tương tự như tài liệu, chứng từ thương mại, các loại hàng hóa được hưởng chế độ ưu đãi miễn trừ theo quy định của pháp luật, hàng hóa không phải nộp thuế (bao gồm hàng nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, hàng có thuế nhưng được miễn thuế - trừ hàng hóa nhập khẩu theo chuyên ngành, có điều kiện) cũng được xếp vào hàng hóa luồng 1 và hưởng chế độ miễn kiểm tra hoặc kiểm tra theo xác suất khi cần thiết.

Các loại hàng hoá nhập khẩu phải nộp thuế, có trị giá khai báo đến một triệu đồng được xếp vào danh mục luồng 2, dán tem vàng và được được miễn kiểm tra thực tế. Tuy nhiên, nếu xét thấy cần thiết, lãnh đạo chi cục hải quan cũng có thể quyết định kiểm tra xác suất.

Danh mục hàng hóa luồng 3, dán tem trắng khi thông quan sẽ bao gồm hàng hoá nhập khẩu phải nộp thuế, có trị giá khai báo trên một triệu đồng đến mười triệu đồng. Loại hàng này sẽ phải kiểm tra thực tế 100% bằng thiết bị máy soi.

Các loại hàng hoá nhập khẩu thuộc danh mục quản lý chuyên ngành, hàng hoá nhập khẩu có điều kiện, hàng hoá nhập khẩu phải nộp thuế có trị giá khai báo trên mười triệu đồng, hàng hoá nhập khẩu là mặt hàng thuộc diện kiểm tra trọng điểm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, hàng hoá chưa xác định được nội dung khai báo hải quan, hàng hoá có nghi ngờ về trị giá khai báo được xếp vào luồng 4, dán tem đỏ. Chế độ hải quan với những loại hàng hóa này là kiểm tra thực tế 100% hàng bằng biện pháp thủ công.

Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, ông Vũ Thành Bang, Trưởng phòng nghiệp vụ, Cục Hải quan TPHCM cho biết quy định mới này giúp rút ngắn thời gian thông quan của các loại hàng hóa sử dụng dịch vụ chuyển phát nhanh bằng đường hàng không quốc tế. Đối tượng trong phạm vi tác động của quy định này là các cửa khẩu bưu điện; cửa khẩu sân bay cũng như các doanh nghiệp hoạt động ở lĩnh vực chuyển phát nhanh.

1 Thủ tục hải quan khi nhập khẩu hàng hóa về Việt Nam

Muốn nhập khẩu hàng hóa về Việt Nam, bạn phải làm thủ tục hải quan. Theo Điều 22 Luật Hải quan năm 2001, sửa đổi, bổ sung năm 2005, hồ sơ hải quan có thể là hồ sơ giấy hoặc hồ sơ điện tử, bao gồm:


- Tờ khai hải quan;

- Hoá đơn thương mại;

- Hợp đồng mua bán hàng hoá;

- Giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với nhập khẩu hàng hóa;

- Các chứng từ khác theo quy định của pháp luật đối với mặt hàng mà người khai hải quan phải nộp hoặc xuất trình cho cơ quan hải quan.

Thủ tục hải quan được thực hiện theo Điều 16 Luật Hải quan năm 2001, sửa đổi, bổ sung năm 2005 như sau:

- Khai và nộp tờ khai hải quan; nộp, xuất trình chứng từ thuộc hồ sơ hải quan; trong trường hợp thực hiện thủ tục hải quan điện tử, người khai hải quan được khai và gửi hồ sơ hải quan thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của Hải quan;

- Đưa hàng hóa đến địa điểm được quy định cho việc kiểm tra thực tế;

- Nộp thuế nhập khẩu.

Ngoài ra, bạn còn phải nộp thuế GTGT cho mặt hàng nhập khẩu.

Để đáp ứng những tiêu chuẩn cho phép nhập khẩu một mặt hàng, bạn phải đảm bảo điều kiện quy định tại Điều 34 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007 về điều kiện bảo đảm chất lượng hàng hoá nhập khẩu, tiêu chuẩn TCVN 6342:2007 về bao cao su tránh thai do Bộ Y tế và Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng, ban hành; ngoài ra, còn phải tuân thủ những nghĩa vụ của người nhập khẩu quy định tại Điều 12 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007.

1 Có thể gửi vàng qua đường bưu điện về Việt Nam không?

Theo pháp luật Việt Nam thì tôi có được phép gửi vàng qua đường bưu điện về Việt Nam làm quà tặng không?
Nếu được thì số lượng cho phép là bao nhiêu? Và với số lượng nào tôi sẽ phải đóng thuế?



Trả lời:

Theo khoản 2, Điều 1 Quyết định số 1165/2001/QĐ-NHNN ngày 12/09/2001 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước quy định về việc mang vàng của cá nhân khi xuất, nhập cảnh (Quyết định số 1165/2001/QĐ-NHNN) thì: “Cá nhân Việt Nam và nước ngoài không được gửi vàng ra nước ngoài hoặc nhận vàng gửi từ nước ngoài vào dưới hình thức quà biếu, tặng qua đường bưu điện, hàng không, hàng hải”.

Như vậy, việc chị muốn gửi tặng em gái vàng qua đường bưu điện là không thể thực hiện được. Cũng tại văn bản pháp luật nêu trên, tại khoản 1, Điều 1 quy định, cho phép cá nhân “mang theo vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh qua cửa khẩu Việt Nam bằng hộ chiếu do các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp”. Do đó, chị chỉ có thể mang vàng về tặng cho em gái mình dưới hình thức mang theo người chứ không thể gửi qua bưu điện.

Số lượng vàng cho phép được mang theo người khi vào cửa khẩu Việt Nam là 1kg (một kilogram) vàng tiêu chuẩn quốc tế và phải khai báo hải quan. Nếu mang vượt “quá 01 kilogam phải làm thủ tục gửi lại kho Hải quan phần vượt quá để mang ra khi xuất cảnh hoặc làm thủ tục chuyển ra nước ngoài và phải chịu mọi chi phí liên quan phát sinh” (khoản 1 Điều 3, Quyết định số 1165/2001/QĐ-NHNN)

Theo Quyết định 29/2008/QĐ-BTC ngày 19/05/2008 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số nhóm mặt hàng trong Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi thì thuế suất thuế nhập khẩu vàng (các loại vàng không phải dạng tiền tệ, dưới dạng bột; dạng chưa gia công khác như dạng khối, thỏi và thanh đúc..; dạng bán thành phẩm khác (dạng que, thanh, hình, lá và dải..); dạng tiền tệ cùng chung mức thuế suất thuế nhập khẩu 1%.

3 Rục rịch tăng giá cước chuyển phát nhanh



Giá xăng dầu tăng tới 17-20% đã tác động mạnh đến hoạt động của các doanh nghiệp bưu chính, chuyển phát.




“Đội” chi phí

Đại diện lãnh đạo các doanh nghiệp bưu chính, chuyển phát đều cho rằng đợt tăng giá xăng dầu lần này đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Đại diện phòng Kinh doanh, Công ty CP chuyển phát nhanh quốc tế Bưu điện (VNPost Express) khẳng định, với các doanh nghiệp chuyển phát, mọi hoạt động kinh doanh đều phụ thuộc vào giá nhiên liệu thì việc tăng giá xăng dầu thực sự là khó khăn, thử thách rất lớn bởi lẽ mọi chi phí sẽ “lũ lượt” tăng theo. Với riêng VNPost Express, hiện nay Công ty có hơn 300 xe các loại, lượng nhiên liệu phục vụ cho công tác chuyển phát là rất lớn.

Cũng như VNPost Express, hoạt động của Công ty CP chuyển phát nhanh Tín Thành bị tác động nhiều bởi lần tăng giá nhiên liệu này, trong đó tác động trực tiếp, rõ nét nhất là việc phí vận chuyển tăng với mức khá cao. Ông Nguyễn Văn Tú, Phó Tổng Giám đốc Tín Thành cho biết, hàng tháng tổng chi phí nhiên liệu cho đội xe dịch vụ của Tín Thành ước tính khoảng 3 tỷ đồng. Cùng chung nỗi lo của các DN chuyển phát khác, ông Nguyễn Đức Thế, Tổng Giám đốc Công ty CP thương mại và chuyển phát nhanh Nội Bài (Netco) cho hay, hiện nay tại Netco ngoài đội ngũ xe tải còn có một lượng lớn các xe máy của nhân viên giao nhận trên toàn hệ thống. Do đó, giá xăng tăng làm cho chi phí hỗ trợ xăng xe cho nhân viên giao nhận và dành cho xe tải cũng tăng.

Đại diện lãnh đạo Công ty Bưu chính Viettel (ViettelPost) cho hay, đợt tăng giá nhiên liệu lần này không chỉ tác động trực tiếp đến các DN chuyển phát, khiến chi phí xăng dầu của DN buộc phải tăng mà DN chuyển phát còn khó khăn khi bị tăng chi phí thuê ngoài vận chuyển do các hãng hàng không, các đối tác vận tải tăng cước.

Còn với Bưu điện Đắk Lắk, theo bà Đoàn Thụy Phương Tuyết Hoa, Phó trưởng phòng Kinh doanh của Bưu điện Đắk Lắk, dù chưa định lượng được mức tăng cụ thể nhưng theo bà Hoa rõ ràng giá xăng dầu tăng đã khiến cho chi phí đầu vào dịch vụ vận tải bưu chính và chi phí vận chuyển 7 tuyến đường thư nội tỉnh của đơn vị tăng lên.

Tăng cước chuyển phát: khó tránh!

Đến thời điểm này, áp lực của việc tăng giá xăng dầu đã buộc một số doanh nghiệp chuyển phát “chẳng đặng đừng” đã phải tính đến phương án tăng giá cước dịch vụ và tỷ lệ phụ phí xăng dầu. Với ViettelPost, theo ghi nhận của phóng viên Báo BĐVN từ các khách hàng của ViettelPost, ngày 28/2 vừa qua, Bưu chính Viettel đã thông báo tới khách hàng về mức phụ phí nhiên liệu mới đối với một số dịch vụ, được điều chỉnh tăng lên trung bình khoảng 5% áp dụng từ ngày 1/3/2011.

Còn với Tín Thành, nhằm bù đắp phần nào mức chi phí nhiên liệu bị “đội” lên, DN này đã tiến hành điều chỉnh giá cước dịch vụ đối với một số tỉnh, thành phố. Với Netco, ông Nguyễn Đức Thế khẳng định thời gian trước mắt Netco chưa tăng cước dịch vụ. Tuy nhiên, ông Thế cũng cho biết, rất có thể trong thời gian tới Netco cũng sẽ có những điều chỉnh giá cước.

Là DN nắm giữ thị phần dịch vụ chuyển phát trong nước lớn nhất hiện nay, đại diện VNPost Express cho biết hiện Công ty chưa có quyết định về việc điều chỉnh giá cước. Việc điều chỉnh giá cước hay phụ phí xăng dầu trong điều kiện hiện nay là hết sức nhạy cảm. Vì vậy, DN sẽ phải cân nhắc, nghiên cứu hết sức kỹ lưỡng trước khi đưa ra các quyết định. Hiện nay, để đối phó với tình hình biến động của giá xăng dầu, VNPost Express sẽ triển khai nhiều giải pháp để cân đối giữa chi phí và hiệu quả kinh doanh của DN.

2 Phân luồng hàng nhập khẩu qua chuyển phát nhanh





Tổng cục Hải quan vừa có Quyết định số 662/QĐ-TCHQ ban hành quy định phân luồng và kiểm tra hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh (CPN) đường hàng không quốc tế.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/4/2011. Theo đó, thay vì được phân thành 4 luồng hàng hóa như quy định cũ, khi kiểm tra hải quan, hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ CPN đường hàng không quốc tế sẽ được phân loại thành 3 luồng hàng hóa.

Cụ thể:

Luồng 1 gồm hàng hóa nhập khẩu là tài liệu, chứng từ thương mại; Hàng hóa nhập khẩu được hưởng chế độ ưu đãi miễn trừ theo quy định của pháp luật; Hàng hóa nhập khẩu không phải nộp thuế.

Luồng 2 gồm hàng hóa nhập khẩu phải nộp thuế có giá trị khai báo đến 20 triệu đồng.

Luồng 3 bao gồm hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục quản lý chuyên ngành; Hàng hóa nhập khẩu có điều kiện; Hàng hóa nhập khẩu phải nộp thuế có giá trị khai báo trên 20 triệu đồng; Hàng hóa nhập khẩu là mặt hàng thuộc diện kiểm tra trọng điểm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành; Hàng hóa chưa xác định được nội dung khai báo hải quan; Hàng hóa có nghi ngờ về giá trị khai báo theo quy định của pháp luật.
 

Chuyển phát nhanh Copyright © 2013.